Ô tô điện tầm 1,5 tỉ đồng: Chọn Hyundai Ioniq 5 hay VinFast VF 8
Những vụ kiện này không chỉ làm dấy lên nghi vấn về tính minh bạch trong chiến lược tiếp thị của các hãng mà còn cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường TV toàn cầu, nơi các thương hiệu Trung Quốc đang nỗ lực thách thức vị trí dẫn đầu của Samsung, đặc biệt trong công nghệ chấm lượng tử.Theo The Register, Hisense hiện là tâm điểm của một vụ kiện tại Mỹ với cáo buộc quảng bá các dòng TV QLED có sử dụng công nghệ chấm lượng tử, trong khi thực tế sản phẩm không chứa công nghệ này. Đơn kiện cho rằng đây là hành vi quảng cáo gian dối, đánh lừa người tiêu dùng mua TV kém chất lượng với giá cao, giúp Hisense thu lợi bất chính. Trang Display Daily bổ sung rằng người tiêu dùng khó tự xác minh sự hiện diện của công nghệ chấm lượng tử, trong khi các dấu hiệu hóa học đặc trưng của công nghệ này có thể dễ dàng bị phát hiện qua kiểm tra kỹ thuật, dù đơn kiện chưa công bố bằng chứng cụ thể.Cùng lúc, trang công nghệ Digital Trends cũng nhấn mạnh rằng vụ kiện tập trung vào các mẫu TV Hisense được quảng cáo là "Quantum Dot QLED" (màn hình QLED chấm lượng tử), nhưng thực chất chỉ là TV LED thông thường trá hình. Nguyên đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại và buộc Hisense thay đổi cách tiếp thị để tránh đánh lừa người mua trong tương lai. Hiện tại, Hisense chưa đưa ra bình luận chính thức, nhưng vụ việc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của hãng, vốn đang cạnh tranh với Samsung và LG trong phân khúc TV cao cấp.Không chỉ Hisense, TCL – một thương hiệu TV Trung Quốc khác – cũng bị lôi vào vòng xoáy chỉ trích. Trang The Korea Herald cho biết TCL đối mặt với cáo buộc tiếp thị lừa dối, dù chi tiết về vụ kiện chưa được công bố đầy đủ. Cụ thể, Hansol Chemical – công ty sản xuất hóa chất và vật liệu có trụ sở tại Hàn Quốc đã cáo buộc TCL dán nhãn sai các TV LCD là "QD TV", trong khi thực tế chúng không chứa bất kỳ vật liệu chấm lượng tử (QD) nào, vốn đóng vai trò cải thiện chất lượng hình ảnh.Các mẫu TV LCD có tích hợp QD, còn được gọi là "QLED TV", thường có giá cao hơn và được coi là TV cao cấp, ngang hàng với TV OLED (công nghệ đi-ốt phát quang hữu cơ). Dựa trên phân tích của mình, Hansol cho biết ba mẫu TV "QD" của TCL gồm C655 65 inch, C655 Pro 75 inch và C755 65 inch được bán tại Hàn Quốc không chứa nguyên tố indi (indium) hay cadmi (cadmium) – những thành phần cốt lõi cần thiết để sản xuất vật liệu QD."Việc dán nhãn 'QD TV' cho các mẫu TV LCD không có vật liệu QD có thể gây tổn hại lớn đến lòng tin của người tiêu dùng đối với toàn bộ thị trường QLED", đại diện Hansol nói.Về phía TCL, theo một số nguồn tin, hãng phủ nhận cáo buộc và khẳng định ba mẫu TV trên đều sử dụng tấm nền (QD films) có chứa cadmi.Sau khi nhận được đơn khiếu nại, FTC (Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ) sẽ tiến hành điều tra các cáo buộc của Hansol. Nếu phát hiện sai phạm, TCL có thể phải chịu yêu cầu khắc phục, nộp phạt hoặc các hình phạt bổ sung khác tùy theo kết quả điều tra.Những cáo buộc diễn ra trong bối cảnh Hisense và TCL đẩy mạnh chiến lược giá rẻ để cạnh tranh với những thương hiệu khác đang dẫn đầu thị trường QLED nhờ công nghệ QD-OLED. Hisense từng được đánh giá cao với dòng U8, U8N nhờ chất lượng hình ảnh tốt trong phân khúc giá thấp, nhưng các vụ bê bối hiện tại có thể làm lung lay niềm tin của người tiêu dùng.Đông đảo lực lượng hào hứng tham gia ngày chạy Olympic toàn dân tại TP.HCM
"Các em đá căng cứng, không thoải mái" – đó là nhận xét của HLV Thái Bình Thuận về áp lực tâm lý mà các cầu thủ của ông mang theo khi bước vào trận đấu với Trường ĐH Trà Vinh. Dù đã ghi ba bàn thắng và chỉ để thủng lưới một lần, vị thuyền trưởng vẫn cho rằng đội cần cải thiện tâm lý thi đấu."Mục tiêu quan trọng nhất của ban huấn luyện là giúp các em giải tỏa áp lực và chơi bóng tự tin hơn. Chúng tôi quyết tâm không để thua ở trận tiếp theo" – HLV Bình Thuận khẳng định. Đội Trường ĐH Trà Vinh và tân binh Trường ĐH Quy Nhơn có màn so tài hấp dẫn, ở trận đấu thuộc lượt thứ 2 của bảng A, giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam - 2025 cúp THACO, diễn ra vào chiều 4.3. Chung cuộc, đội Trường ĐH Quy Nhơn giành 3 điểm khi thắng 3-1.
Xe điện Kia EV9 2024 'cháy hàng' ở Hàn Quốc, cùng phân khúc VinFast VF9
Sáng 9.1, phát biểu khai mạc tại tọa đàm Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cho biết, ngày 10.10.2023, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 41 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ mới.Ông Tịnh đánh giá, hiện khung pháp luật về doanh nghiệp, doanh nhân cơ bản đã tương đối đồng bộ. Đảng, Nhà nước cũng rất quan tâm, thường xuyên chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách.Tuy nhiên, qua rà soát, Bộ Tư pháp nhận thấy, yêu cầu về xây dựng chính sách đột phá để hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Nghị quyết số 41 chưa được cụ thể hóa. Ông mong muốn, tọa đàm sẽ thảo luận, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ việc hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc.Nêu ý kiến tại tọa đàm, TS Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển thị trường tài chính - bất động sản toàn cầu, khẳng định nếu muốn đi vào giai đoạn doanh nghiệp dân tộc, điều đầu tiên các doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện là tuân thủ pháp luật.Ông Hiếu đề nghị cần xem lại các quy định liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, để không có sự chồng chéo, đồng thời có chính sách phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn.PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, nguyên Trưởng khoa Tài chính Quốc tế (Học viện Tài chính), cho rằng việc hỗ trợ đối với doanh nghiệp không nên chỉ dành cho doanh nghiệp lớn mà cần có các biện pháp phù hợp để hỗ trợ cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ."Nếu không phát triển được vai trò của kinh tế tư nhân, khó có sự vươn mình", ông Thịnh nhấn mạnh.TS Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), cho biết sau 40 năm đổi mới, Việt Nam có 1 triệu doanh nghiệp, tạo việc làm cho 85% lực lượng lao động, nguồn thu nhập của người dân Việt Nam.Để doanh nghiệp dân tộc có môi trường phát triển, ông Cương đề nghị phải làm truyền thông thật tốt để có thể loại bỏ những quan điểm chưa công bằng với doanh nghiệp tư nhân. Cùng đó, rà soát, lắng nghe trăn trở của các doanh nghiệp, để thấy điều gì chưa ổn thì thay đổi.Ông cũng đề nghị tạo không gian tự do, rộng mở cho khu vực kinh tế tư nhân, lập "chỉ giới đỏ" cho những hành vi bị cấm, tránh rủi ro cho doanh nghiệp. Đồng thời, nâng cấp công nghệ; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nhân…Ông đồng ý với đề nghị về việc doanh nghiệp tham gia xây dựng pháp luật. "Những chính sách cần thiết, phù hợp nhất phải được chính các doanh nhân đề xuất", ông Cương nhấn mạnh.Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến 2030, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đạt tầm khu vực, một số doanh nghiệp đạt tầm thế giới. Một số doanh nghiệp lớn có vai trò dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt.Một số doanh nghiệp có vị thế, vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn.Tại Hội nghị Chính phủ và chính quyền địa phương hôm qua 8.1, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đặt câu hỏi: "Chúng ta đã nói rất nhiều về việc chuẩn bị "tổ" cho "đại bàng", điều này rất đúng, rất nên làm. Nhưng tại sao chúng ta ít đề cập tới kế hoạch chuẩn bị những "cánh rừng", những "cánh đồng" cho các "đàn ong" lấy hoa làm mật?".Tổng Bí thư cho biết, giai đoạn tới sẽ có khoảng 100.000 lao động rời khỏi khu vực nhà nước do tác động của tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị và 100.000 thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương."Vậy Chính phủ có chính sách gì để khu vực ngoài nhà nước có thể tiếp nhận một phần trong số đó? Chính sách gì để phát triển thị trường lao động, thị trường việc làm? Cơ cấu lại nền kinh tế phải có cơ cấu việc làm", Tổng Bí thư nêu.
Ngày 9.3, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất phương án giao thông kết nối từ sân bay Long Thành đến Hồ Tràm (H.Xuyên Mộc).Theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, việc đầu tư tuyến đường này là rất cần thiết, góp phần hoàn thiện mạng lưới đường giao thông đối ngoại, giúp phát triển mạnh mẽ ngành du lịch dịch vụ theo hướng đẳng cấp quốc tế (sau khi sân bay đưa vào vận hành) cho khu vực Hồ Tràm nói riêng và tỉnh Bà Rịa ⁃ Vũng Tàu nói chung.Thúc đẩy phát triển kinh tế ⁃ xã hội các khu vực mà tuyến đường đi qua, giúp đẩy mạnh đô thị hóa, sẽ đóng góp và tạo ra nguồn thu nhiều hơn cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ở các giai đoạn tiếp theo, hướng tới mục tiêu góp phần tăng trưởng kinh tế 2 con số trong thời gian tới.Cũng theo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, việc đầu tư xây dựng mới một tuyến đường cao tốc sẽ mở ra không gian phát triển đô thị mới, dịch vụ, công nghiệp, góp phần thực hiện tốt quy hoạch du lịch quốc gia, phát huy tối đa lợi thế về tiềm năng kinh tế du lịch biển của H.Xuyên Mộc cũng như các địa phương ven biển…Hiện nay, việc đi lại của nhà đầu tư, du khách từ các tỉnh, vùng Đông Tây Nam bộ, các khu vực du lịch Long Hải, Phước Hải (H.Long Đất) và Hồ Tràm, Bình Châu (H.Xuyên Mộc) đến cảng hàng không Long Thành theo tuyến đường hiện trạng đi qua nhiều khu vực đông dân cư, khu đô thị hiện hữu; tốc độ lưu thông của các tuyến đường chưa cao do mật độ xe đông đúc, đang khai thác hỗn hợp, không kiểm soát được thời gian di chuyển…Tuyến cao tốc nối sân bay Long Thành đến Hồ Tràm mà UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất có điểm đầu kết nối với Dự án đường Vành đai 4 - TP.HCM (lý trình Km8 + 00) thuộc địa bàn H.Châu Đức và có điểm cuối kết nối với đường ven biển Vũng Tàu - Bình Thuận thuộc địa bàn H.Xuyên Mộc với tổng chiều dài là 41 km.Đây là tuyến cao tốc đô thị được xây mới hoàn toàn với quy mô 4 làn xe cao tốc hoàn chỉnh (quy hoạch 6 làn xe); vận tốc thiết kế là từ 100 km/giờ. Ước tính tổng mức đầu tư tuyến cao tốc nối sân bay Long Thành đến Hồ Tràm là khoảng 17.000 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 4.500 tỉ đồng.
Nghĩ khác, làm khác để thành... tỉ phú
Chiều 3.3, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị công bố Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính sau khi hoàn thành việc hợp nhất.Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, từ ngày 1.3, Bộ Tài chính có cơ cấu tổ chức gồm 35 đầu mối đơn vị, trong đó có 7 đơn vị chuyển từ mô hình tổng cục thành đơn vị cấp cục. Số đầu mối đã giảm khoảng 3.600, tương ứng 37,7%.Trong đó, giảm 3 đầu mối cấp bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 6 đầu mối cấp tổng cục; 116 đầu mối cấp vụ, cục và tương đương thuộc bộ; 336 đầu mối cấp vụ, cục và tương đương thuộc tổng cục; khoảng trên 3.100 đầu mối cấp phòng, chi cục và tương đương thuộc vụ, cục và tương đương thuộc bộ trở xuống.Trong năm 2025, số lượng cấp trưởng theo đầu mối đơn vị giảm 9.640 người. Năm 2026, Bộ Tài chính dự kiến tiếp tục giảm khoảng 10.000 công chức, viên chức, người lao động."Việc hợp nhất bộ máy như trên là bước đi quan trọng trong việc cải cách hành chính hướng tới một bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả. Đây không chỉ đơn giản là sự thay đổi về cơ cấu tổ chức mà còn là cơ hội để tái cấu trúc và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành", ông Thắng nhấn mạnh.Nhìn nhận nhiệm vụ thời gian tới của ngành tài chính rất nặng nề, Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo các đơn vị khẩn trương đưa bộ máy đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả, triển khai công việc liên tục, không để gián đoạn. Đảm bảo đáp ứng nguyên tắc một đơn vị thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một đơn vị chủ trì và chịu trách nhiệm chính; tiếp tục rà soát chức năng nhiệm vụ từng đơn vị để tiếp tục điều chỉnh phù hợp.Yêu cầu ông Thắng đưa ra cho thủ trưởng các đơn vị là phải chỉ đạo đơn vị mình phụ trách hoàn thành nhiệm vụ một cách đột phá.Trong đó, phấn đấu vượt thu ngân sách càng cao càng tốt, làm tốt việc chống thất thu, chống gian lận thuế, đảm bảo cơ cấu thu hợp lý; đảm bảo nhiệm vụ chi đúng, hiệu quả, tiết kiệm, phấn đấu chi thường xuyên năm nay dưới 60% tổng chi; phải làm tốt công tác chi đầu tư công, cả công tác phân bổ triệt để và trong triển khai thực hiện; đảm bảo nhiệm vụ chi cho phát triển khoa học - công nghệ.Trên cơ sở tận dụng dư địa về nợ công, tham mưu Chính phủ sử dụng đòn bẩy một cách hiệu quả để phát triển kinh tế, bao gồm phát hành trái phiếu Chính phủ, tìm kiếm nguồn vốn vay nước ngoài với lãi suất hợp lý và ít ràng buộc.Đẩy mạnh phát triển thị trường vốn, nâng hạng được thị trường chứng khoán trong năm 2025; tham mưu Chính phủ xây dựng sàn giao dịch tài sản mã hóa, xây dựng 2 trung tâm tài chính tại TP.HCM và Đà Nẵng…Người đứng đầu ngành tài chính cũng yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính, đẩy mạnh phân cấp phân quyền, giảm thời gian và chi phí cho người dân, doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; xây dựng hệ thống công nghệ thông tin của ngành hiện đại, nhất là trong các lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc, thống kê…Theo Nghị định số 29/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính sau khi hợp nhất giữa Bộ Tài chính và Bộ KH-ĐT, tiếp nhận nhiệm vụ từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, bộ máy của Bộ Tài chính gồm 35 đầu mối.Trong đó, 30 tổ chức hành chính giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; 4 đơn vị sự nghiệp công lập. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam là đơn vị đặc thù thuộc Bộ Tài chính.